Bài viết 5 mẹo chi tiêu gia đình trẻ không thể bỏ qua

5 mẹo chi tiêu gia đình trẻ không thể bỏ qua

chi tiêu gia đình trẻ

Gia đình trẻ với nhiều dự định, kế hoạch chắc hẳn sẽ rất quan tâm đến vấn đề chi tiêu gia đình. Sau đây là những mẹo chi tiêu gia đình trẻ rất hữu ích, giúp các bạn tối ưu hóa thu nhập gia đình. Từ đó sẽ sớm hoàn thành những mục tiêu tài chính mà hai vợ chồng đề ra.

>> 5 mẹo đi chợ tiết kiệm cho vợ chồng trẻ

 

1. Thống nhất cách quản lý tiền trong chi tiêu gia đình trẻ

Một vấn đề chung của các gia đình là xảy ra tranh cãi vợ hay chồng giữ tiền thì tốt hơn. Vậy nên vợ chồng cần cùng nhau thống nhất thu nhập sẽ được chi tiêu như nào, gộp vào quỹ chung hay tiền ai nấy giữ.

Mỗi gia đình sẽ có cách quản lý tài chính khác nhau. Song cần thống nhất với nhau để tránh xung đột xảy ra:

  •      Công khai rõ ràng thu nhập của mình

Hai vợ chồng nên cho nhau biết rõ các khoản thu nhập hàng tháng của mình để có thể phân bố chi tiêu hợp lý hơn.

  •      Linh hoạt chi tiêu hàng tháng

Bạn không nên quy định khắt khe mỗi tháng chỉ được tiêu từng ngày cho các khoản này. Vì sẽ có những khoản chi bất chợt. Hoặc khi gia đình bạn có thu nhập tốt hơn thì bạn hoàn toàn có thể chi tiêu nhiều hơn. Hơn nữa, chi tiêu gia đình trẻ cũng cần để ý đến tiết kiệm nhiều hơn để phục vụ cho các kế hoạch tương lai như sinh con, mua xe, mua nhà,…

  •  Mỗi người vẫn cần có tài khoản riêng nhằm chi tiêu cá nhân

Bạn có thể dành một khoản để chi tiêu cá nhân nhưng nên thống nhất giữa hai vợ chồng. Khoản tiền này sẽ dành cho chi tiêu cá nhân như gặp gỡ bạn bè, liên hoan cùng công ty, phụ giúp gia đình,… Vợ chồng có thể sử dụng chung tài khoản ghi chép chi tiêu trên app SỔ THU CHI MISA để cùng nhau theo dõi thu chi tốt hơn.

chi tiêu gia đình

2. Đặt hạn mức chi tiêu

Khác với cuộc sống độc thân, bạn có thể chi tiêu thoải mái không cần đắn đo, không ảnh hưởng đến ai. Khi có gia đinh, bạn lại cần quan tâm hơn đến việc chi tiêu. Sẽ thật khó để có thể thực hiện mục tiêu tài chính gia đình nếu hai vợ chồng cùng chi tiêu vung tay quá trán hoặc một mười tiết kiệm quá đà một người chi tiêu hoang phí. Vậy nên rất cần thiết để đặt ra hạn mức chi cho các khoản chi tiêu hàng ngày để cả hai cùng có ý thức vun vén cho gia đình. Mục đích của việc đặt hạn mức là đảm bảo chi tiêu luôn ở trong tầm kiểm soát và một phần thay đổi thói quen chi tiêu.

>>> Đặt hạn mức chi tiêu trên ứng dụng ghi chép chi tiêu Sổ Thu Chi MISA

3. Vận dụng các mẹo chi tiêu tiết kiệm

Chi tiêu gia đình trẻ nên chú ý các mẹo tiết kiệm từ những thứ nhỏ nhất. Các mẹo mà bạn có thể áp dụng như là lên danh sách chi tiết các món cần mua trước khi đi chợ để tránh việc mua theo cảm xúc dẫn đến thừa thãi, phung phí quá đà. Bạn nên hình dung trước xem hôm nay bạn sẽ nấu món gì. Cần những thực phẩm nào, xác định chính xác trong nhà thứ nào còn, ghi ra những thứ phải mua. Như vậy, đi chợ bạn sẽ tránh được tình trạng thứ cần mua thì quên không mua, thứ mua về lại chưa dùng tới.

Thường xuyên nấu ăn tại nhà cũng là cách hiệu quả. Vừa đảm bảo sức khỏe, dinh dưỡng cho cả gia đình, vừa tiết kiệm chi phí một cách tối đa. 

Ngoài ra, bạn có thể tận dụng các mã giảm giá mua sắm online để tiết kiệm tiền và chi phí đi lại và chú ý hơn đến cách tiết kiệm điện trong gia đình.

>>> 5 cách tiết kiệm điện giúp cắt giảm chi tiêu gia đình

Thói quen được hình thành từ việc kỷ luật mỗi ngày. Việc chú ý chi tiêu và tiết kiệm không chỉ hữu ích cho chi tiêu gia đình trẻ mà còn rất cần thiết với mọi gia đình.