Bài viết “BỎ HẾT TRỨNG VÀO MỘT RỔ” – NÊN HAY KHÔNG NÊN KHI...

“BỎ HẾT TRỨNG VÀO MỘT RỔ” – NÊN HAY KHÔNG NÊN KHI TIẾT KIỆM?

Nên hay không nên bỏ hết trứng vào một rổ
Nên hay không nên bỏ hết trứng vào một rổ

Với những đồng tiền nhàn rỗi, người ta hay lựa chọn tiết kiệm để vừa bảo toàn số tiền vừa nhận được nguồn thu nhập nhỏ từ lãi suất. Nhưng để tiết kiệm thành công, chúng ta cần lên kế hoạch cẩn thận để đạt được nguồn lợi lớn nhất.

Khi gửi tiết kiệm ngân hàng, để giảm thiểu rủi ro đến mức lớn nhất có thể, chúng ta không nên “đặt hết trứng vào một rổ”. Vậy nên, bạn cần chia số tiền mình có ra nhiều ngân hàng và chọn những hạn mức phù hợp để gửi.

Xem thêm:
>> Hướng dẫn quản lý sổ tiết kiệm trên Sổ Thu Chi MISA

1, Gửi linh hoạt giữa các kỳ hạn

Nên hay không nên bỏ hết trứng vào một rổ
Nên hay không nên bỏ hết trứng vào một rổ

Hạn mức ngắn của ngân hàng có thể kéo dài từ 1 tuần, 1 tháng, 6 tháng. Kỳ hạn dài thì kéo dài đến tận 15 năm. Thông thường kỳ hạn tiết kiệm càng dài, lãi suất sẽ càng cao. Nhưng nếu dồn toàn bộ tiền vào gửi tiền kiệm dài hạn, khi có việc cần đột xuất cần rút trước kỳ hạn, số tiền lãi nhận được sẽ vô cùng ít ỏi. Chính vì vậy, bạn cần lên kế hoạch cân đối nhiều sổ với nhiều kỳ hạn khác nhau để an toàn hơn.

2, Tối đa tiền lãi tiết kiệm

Tối đa tiền lãi tiết kiệm yêu cầu bạn có sự tìm hiểu về ưu đãi của các ngân hàng cũng như thời hạn tiết kiệm hợp lý. Ví dụ: Bạn đang có khoảng 300 triệu gửi tiết kiệm. Thay vì dồn tất cả vào 1 sổ, hãy chia ra làm 3 sổ, với số dư như sau: 2 sổ gửi dài hạn, mỗi sổ 100 triệu; 100 triệu gửi ngắn hạn để khi cần bạn có thể rút ra ngay lập tức. Nếu trong trường hợp cần gấp 100 triệu, bạn chỉ cần tất toán 1 sổ tiết kiệm là giải quyết ổn thỏa, không ảnh hưởng đến lãi suất của 2 sổ còn lại.

 

3, Chú ý ngày đáo hạn và tất toán sổ tiết kiệm

Nên hay không nên bỏ hết trứng vào một rổ
Nên hay không nên bỏ hết trứng vào một rổ

Với bất kỳ một tài khoản tiết kiệm đều có ngày đáo hạn cố định được quy định rõ ràng. Vào ngày này, bạn có thể thực hiện tất toán và có thể nhận lại toàn bộ cả tiền gốc và lãi suất. Từ đó, bạn có thể chọn một trong 2 hình thức sai:

– Tự động tái tục gốc và lãi: tại ngày đáo hạn, toàn bộ số tiền gốc và lãi suất sẽ được gửi tiếp cho ngân hàng với kỳ hạn và các điều khoản giống như trước. Với mức lãi suất được niêm yết tại thời điểm tái tục.

– Tự động tất toán: tại ngày đáo hạn, tài khoản tiết kiệm sẽ đóng lại. Tiền gốc và lãi suất sẽ được gửi về tài khoản của khách hàng.

Từ bài viết trên, hi vọng bạn đã hiểu được phần nào quá trình tiết kiệm cũng là cuộc chơi của chiến thuật và tính toán. Với những đồng tiền xương máu mình kiếm ra, hãy luôn tỉnh táo và tối đa tiền lợi nhuận bạn có thể kiếm từ chúng.

(Theo Khoevadep)

Đọc thêm:

5 TÍNH CÁCH TÀI CHÍNH PHỔ BIẾN

Thu nhập 15 triệu có nên mua nhà trả góp?

7 LƯU Ý KHI MUA NHÀ NHẤT ĐỊNH KHÔNG NÊN BỎ QUA