Bài viết Nghiện shopping online – Căn bệnh của chị em phụ nữ ngày...

Nghiện shopping online – Căn bệnh của chị em phụ nữ ngày nay

nghiện mua sắm online

Đã bao giờ bạn thấy bất lực với bản thân khi đã tự dặn mình không mua sắm phung phí nhưng rồi vẫn bị ma lực nào đó cuốn vào “cơn nghiện” shopping online không? Chắc hẳn “nghiện mua sắm” là căn bệnh xảy ra rất nhiều ở các chị em phụ nữ khiến tình trạng nhẵn túi càng trầm trọng. Nói theo cách hài hước, nghiện shopping không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ shopping in-store sang shopping online. Sau đây, cùng Sổ Thu Chi MISA truy tìm các giải pháp giúp chị em kiểm soát được niềm đam mê tốn tiền này nhé.

>>>Đọc thêm: Phụ nữ cần bao nhiêu quần áo là đủ

Hiểu về thói quen nghiện shopping online của bản thân

Trước tiên bạn cần hiểu rõ mức độ nghiện mua sắm của mình đang như thế nào, thói quen mua sắm ra sao để có thể tìm ra giải pháp hiệu quả. Bạn có thể dùng danh sách dưới đây để xác định mức độ nghiện mua sắm của mình.

  • Mua sắm những khi thấy buồn phiền, chán nản.
  • Biện minh trước hành vi nghiện shopping online của mình
  • Tiêu tốn nhiều giờ trong ngày để lang thang trên các trang thương mại điện tử và shop online.
  • Dành nhiều thời gian tính toán chi tiêu để dành tiền mua sắm
  • Cảm thấy có lỗi, day dứt sau khi chi tiêu quá nhiều.
  • Ám ảnh về tiền bạc

 

Tiếp đến, hãy ngồi lại và nhìn lại thói quen mua sắm của mình. Bạn ghi lại tất cả hàng hóa bạn đã mua trong tháng vừa qua, hãy ghi thật chi tiết. Xem lại món đồ nào mình thực sự cần, tại sao mình lại mua các món đồ mà mình không thực sự cần như vậy.

Ngoài ra, cũng nên xác định các yếu tố tác động tới hành vi mua của bạn. Bạn mua vì chúng xuất hiện nhiều trên Facebook, Instagram, mua vì được bạn bè rủ hay vì bản thân luôn cảm thấy “không có gì để mặc”.

chi tiêu tiết kiệm nhờ cai nghiện mua sắm online

Các cách giúp bạn cai nghiện mua sắm

1. Unfollow các shop quần áo trên mạng xã hội.

Một điều chắc chắn nếu bạn là một “con nghiện” mua sắm thì bạn sẽ follow rất nhiều các shop trên facebook, instagram, thậm chí còn cài thông báo của các shop đó mỗi khi có hàng mới về. Vậy nên bước đầu tiên để hạn chế là mua sắm là hạn chế các điểm tiếp xúc kích thích mua hàng này. Bạn sẽ không thể cai nghiện mua sắm online nếu hàng ngày nhìn thấy các món đồ lung linh, kích thích được.

 

2. Hạn chế nhận lời mời rủ đi mua đồ

Có những khi bản thân bạn không có ý định mua nhưng bạn bè rủ đi cùng và lại “lên cơn” mua. Đây được coi là những mua sắm không có kế hoạch nên đa số những món đồ bạn mua lúc này là chỉ bạn thích chứ không thực sự cần. Vậy nên hãy mạnh dạn từ chối các lời mời rủ rê đi xem đồ. 

 

3. Nếu muốn mua, hãy đến tận nơi xem và thử.

Lý do mà căn bệnh nghiện shopping online đốt túi tiền của bạn hơn cả mua sắm thông thường là nó đánh vào sự “thích” của bạn mà bỏ qua các yếu tố về chất liệu, sự phù hợp với bạn. Hình ảnh sản phẩm trên mạng sẽ đẹp hơn ở bên ngoài, thậm chí khác rất nhiều. Hãy dành thời gian đến tận nơi để thử, kiểm chứng xem nó có phù hợp với bạn không, có tốt không. Như vậy bạn sẽ tránh được sự tiếc nuối, hối hận sau khi đã mua.

 

4. Đặt hạn mức chi tiêu cho việc mua sắm

Bạn nên hình thành thói quen hoạch định kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Ngoài việc ghi chép chi tiêu hàng ngày, hàng tuần thì một cách để cai nghiện mua sắm là hãy đặt giới hạn cho việc mua sắm. Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Sổ Thu Chi MISA cho phép bạn đặt giới hạn chi tiêu cho mua sắm. Ví dụ, bạn cài đặt hạn mức chi cho mua sắm trong tháng là 1 triệu đồng. Ứng dụng sẽ cập nhật mức độ chi tiêu của bạn so với hạn mức đã đặt, sẽ có nhắc nhở mỗi ngày, mỗi tuần nên chi tiêu bao nhiêu, cảnh báo khi bạn vượt quá hạn mức đặt ra. 

 

Có rất nhiều cách để hạn chế cơn nghiện mua sắm online. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là sự tự kỷ luật bản thân và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của mỗi người.